WordPress là gì ? Ưu điểm và nhược điểm của WordPress

cms-wordpress-la-gi

WordPress là gì ? WordPresslà một hệ thống quản trị nội dung (CMS) mã nguồn mở miễn phí được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và sử dụng cơ sở dữ liệu MySQL. Ra mắt lần đầu vào năm 2003, WordPress ban đầu được biết đến như một nền tảng blog đơn giản, dễ sử dụng.

Tuy nhiên, qua thời gian, nó đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một công cụ đa năng, được sử dụng để xây dựng website cho mọi mục đích, từ blog cá nhân, trang web doanh nghiệp đến website thương mại điện tử và cộng đồng trực tuyến.

Trong bài viết sau đây về ” WordPress là gì ” chúng tôi sẽ nêu rõ cho bạn một cách chi tiết nhất. Hãy cùng theo dõi nhé.

wordpress-la-gi

Tổng quan về một Website

Với một website thông thường, nó sẽ bao gồm các thành phần sau:

  • Giao diện (Front-end): Là những gì chúng ta thấy nó hiển thị ra bên ngoài như bố cục, màu sắc của website. Phần này chúng ta gọi là giao diện và nó được xếp vào loại Front-end của một website.
  • Mã nguồn xử lý (Backend): Giống như một cỗ máy, để nó hoạt động được như những gì chúng ta thấy thì phải có một hệ thống bên trong để xử lý. Ví dụ khi vào website bạn ấn nút đăng ký, làm sao hệ thống có thể lưu trữ các thông tin của bạn lại thì sẽ do các mã nguồn xử lý.
  • Cơ sở dữ liệu (Database): Với các website hiện nay thì sẽ có một phần không thể thiếu gọi là cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu sẽ lưu lại dữ liệu mềm của website đó như dữ liệu bài viết, nội dung trên website, hay các thiết lập,…Còn mã nguồn chỉ lưu trữ các tập tin của mã nguồn, tập tin hình ảnh.

Như vậy để xây dựng được một website, chúng ta phải làm 3 phần này với độ phức tạp cao và yêu cầu bảo mật khắt khe. Thế nhưng với sự hỗ trợ của WordPress, công việc này đã được làm sẵn và chúng ta chỉ việc sử dụng cho nó chạy.

Xem thêm: Website là gì ? Trang web là gì ? Cấu tạo của Website

WordPress là gì ?

WordPress là một hệ thống mã nguồn mở cho phép xuất bản blog/website. Hệ thống được viết bằng PHP và sử dụng cơ sở dữ liệu MySQL.

WordPress là một CMS miễn phí, dễ sử dụng và rất phổ biến trên toàn cầu. Với WordPress, bạn có thể tạo các loại trang web như cửa hàng trực tuyến, cổng thông tin, portfolio online, diễn đàn thảo luận và nhiều loại trang web khác.

Lịch sử ra đời của WordPress

Theo thông tin từ WordPress.org, WordPress là sự kế thừa chính thức từ một công cụ viết blog được phát triển bởi lập trình viên người Pháp Michel Valdrighi có tên là b2/cafelog, ra mắt lần đầu tiên vào năm 2001.

Đến ngày 27 tháng 5 năm 2003, WordPress mới chính thức được phát hành phiên bản đầu tiên bởi Matt Mullenweg và Mike Little.

Từ đó, WordPress đã trở thành một trong những nền tảng phổ biến nhất trên thế giới, với hơn 75 triệu trang web sử dụng. Nền tảng này được sử dụng bởi nhiều website nổi tiếng như: Coca Cola, CNN, BBC America, Sony Music và MTV News.

wordpress-la-gi 1

Ưu điểm và nhược điểm của WordPress

Ưu điểm

  • Giao diện thân thiện, dễ sử dụng và quản lý: WordPress được thiết kế với giao diện dễ dàng cho mọi người, kể cả những người không chuyên cũng có thể tạo và quản lý website của mình.
  • Hỗ trợ tối ưu SEO hiệu quả: Nền tảng WordPress cung cấp nhiều plugin và các công cụ hỗ trợ tối ưu SEO, qua đó giúp nâng cao thứ hạng của website trên các thanh tìm kiếm.
  • Tiết kiệm chi phí hiệu quả: WordPress có sẵn hàng loạt các giao diện miễn phí, hỗ trợ người dùng tạo một website chuyên nghiệp dễ dàng mà không tốn phí.
  • Tính năng mở rộng và nâng cấp: Kho WordPress hiện có hơn 40.000 plugin và theme (miễn phí và có tính phí), cho phép người dùng mở rộng thêm các tính năng và thiết kế giao diện website theo cách bạn muốn.
  • Tính linh hoạt: Bên cạnh kho plugin và theme chất lượng, WordPress còn cho phép người dùng tùy chỉnh mọi khía cạnh của website (giao diện, chức năng) một cách dễ dàng qua mã nguồn mở và API.
  • Hỗ trợ đa ngôn ngữ: Tính đến thời điểm tháng 1/2022, WordPress đã hỗ trợ hơn 200 ngôn ngữ. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể tùy chỉnh cấu hình và hiển thị nội dung website trong hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới.
  • Cộng đồng sử dụng và hỗ trợ rộng lớn: Nhờ vào số lượng các nhà phát triển, thương hiệu và người dùng trên WordPress, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm tài liệu, các nguồn tài nguyên và sự hỗ trợ.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, WordPress vẫn còn một vài hạn chế mà bạn cần lưu ý:

  • Tính bảo mật: Vì là mã nguồn mở và có độ phổ biến rất cao, nên nếu không được lập trình và bảo vệ đúng cách, website của bạn sẽ có thể dễ dàng bị tấn công bởi các hacker.
  • Hiệu suất trang Web: Việc cài đặt quá nhiều plugin hoặc template phức tạp có thể ảnh hưởng tới hiệu suất về tốc độ tải trang và khả năng xảy ra lỗi.
  • Phụ thuộc vào hosting: Tùy vào dịch vụ hosting mà bạn sử dụng, hiệu suất của trang web có thể thay đổi đáng kể. Hosting không tốt có thể làm tốc độ tải trang và hiệu suất của website giảm.

Kết luận:

WordPress là gì ? Điều này cho thấy rằng WordPress là hệ thống quản trị nội dung mạnh mẽ, linh hoạt và dễ sử dụng, giúp bạn dễ dàng tạo và quản lý website mà không cần kiến thức lập trình chuyên sâu.

Với cộng đồng lớn và kho tài nguyên phong phú, WordPress là lựa chọn hoàn hảo cho mọi nhu cầu tạo website, từ blog đơn giản đến website thương mại điện tử phức tạp.