Website thương mại điện tử (TMĐT) đang ngày càng trở nên phổ biến trong thời đại công nghệ số, mang đến cho người tiêu dùng trải nghiệm mua sắm tiện lợi và đa dạng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về website TMĐT và những lợi ích mà nó mang lại.
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về website TMĐT, bao gồm định nghĩa, phân loại, chức năng, lợi ích và cách thức hoạt động.
Website thương mại điện tử là gì ?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.
Theo Điều 25 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử bao gồm:
– Website thương mại điện tử bán hàng: là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.
– Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử: là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các loại sau:
- Sàn giao dịch thương mại điện tử.
- Website đấu giá trực tuyến.
- Website khuyến mại trực tuyến.
- Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.
Xem thêm: CMS WordPress là gì ? Đặc điểm của CMS WordPress
Đặc điểm website thương mại điện tử
Hình thức thực hiện
Các hoạt động thương mại điện tử được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử. Trong hoạt động thương mại truyền thống, các giao dịch được tiến hành chủ yếu thông qua việc các bên gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành đàm phán, giao dịch và đi đến ký kết hợp đồng trên văn bản, giấy tờ …
Phạm vi hoạt động
Hoạt động thương mại được thực hiện không phụ thuộc vào vị trí địa lý, thời gian. Các chủ thể có thể tiến hành các hoạt động thương mại điện tử ở bất cứ nơi nào, tại bất kì thời điểm nào.
Chủ thể tham gia
Các chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại điện tử không chỉ bao gồm người mua và người bán như thương mại truyền thống mà cụ thể sẽ là các chủ thể: người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng; thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; người bán; khách hàng; thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng… (Điều 24 Nghị định 52/2013/NĐ-CP).
Trong một số trường hợp, các giao dịch thương mại điện tử còn cần có thêm cả cơ quan, tổ chức hoặc thương nhân chứng thực. Bởi các giao dịch thương mại điện tử thường phải đối mặt với các vấn đề an ninh, bảo mật. Do vậy, các giao dịch thương mại điện tử cần phải có sự trợ giúp của các chủ thể có khả năng và thẩm quyền xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch thương mại điện tử.
Thời gian thực hiện giao dịch
Nhờ việc sử dụng các phương tiện điện tử với công nghệ hiện đại và công nghệ truyền dẫn không dây, các giao dịch thương mại điện tử được thực hiện không phụ thuộc vào thời gian. Đây là một lợi thế quan trọng của hoạt động thương mại điện tử.
Lợi thế này giúp người tham gia giao dịch tiến hành tự động hóa một số bước trong giao dịch thương mại điện tử (như mua hàng trực tuyến qua website) và loại bỏ sự chênh lệch về thời gian giữa các quốc gia. Do đó, dù ở bất cứ nơi đâu, vào bất cứ thời điểm nào các cá nhân, doanh nghiệp cũng có thể tiến hành được các giao dịch thương mại điện tử.
Phân loại website thương mại điện tử
Pháp luật không quy định cụ thể về vấn đề phân loại hoạt động thương mại điện tử. Tuy nhiên, nếu xem xét tính chất hoạt động của tổ chức hoạt động thương mại điện tử, hoạt động này có thể được chia thành 02 nhóm chính sau:
- Các hoạt động của tổ chức giao dịch thương mại điện tử trực tiếp và đơn lẻ: thông qua email, các phương tiện điện tử khác – mô hình doanh nghiệp B2B, B2C, C2B…
- Các hoạt động của tổ chức hoạt động thương mại điện tử mang tính chuyên nghiệp: thông qua website thương mại điện tử – mô hình doanh nghiệp B2C, C2B, C2C, B2B.
Theo đó, dựa vào hình thức các website thương mại điện tử, hoạt động thương mại điện tử có thể được chia nhỏ thành các trường hợp sau:
- Hoạt động thương mại điện tử được thực hiện trên website thương mại điện tử bán hàng.
- Hoạt động thương mại điện tử được thực hiện trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
- Hoạt động thương mại điện tử được thực hiện trên website đấu giá trực tuyến.
- Hoạt động thương mại điện tử được thực hiện trên website khuyến mại trực tuyến.
Việc phân loại các hoạt động thương mại điện tử có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm của các chủ thể khi tham gia vào từng loại hoạt động thương mại điện tử. Mỗi loại hoạt động thương mại điện tử này có những đặc điểm riêng về chủ thể tham gia hoạt động và về loại hoạt động thương mại được thực hiện.
Lợi ích của website thương mại điện tử
Sau đây là những lợi ích khi doanh nghiệp sở hữu được web thương mại điện tử:
Tăng lợi nhuận
Website thương mại điện tử với lợi thế không bị giới hạn về mặt thời gian và không gian như hình thức bán hàng truyền thống, bạn có thể chủ động tìm kiếm khách hàng đến với sản phẩm, dịch vụ của mình và ngược lại.
Bên cạnh đó, để lợi nhuận tăng cao thì doanh nghiệp của bạn phải cung cấp ra những sản phẩm có chất lượng đảm bảo, phù hợp với nhu cầu người dùng, mức giá hợp lý cùng với sự hỗ trợ nhiệt tình, càng ngày chắc chắn hoạt động kinh doanh của công ty bạn càng phát triển một cách bền vững.
Gia tăng khả năng tương tác với khách hàng
Khi khách hàng vào trang web thương mại điện tử, họ sẽ dễ dàng cập nhật được giá cả, thông tin sản phẩm và các dịch vụ. Bên cạnh đó, bất cứ lúc nào khách hàng cần tư vấn thì đội ngũ chăm sóc khách hàng sẽ tư vấn kịp thời, không để khách hàng phải chờ đợi lâu.
Chính điều này sẽ thể hiện sự kính trọng, chuyên nghiệp và uy tín của công ty trong lòng khách hàng giúp tăng khả năng tương tác với khách.
Nâng cao tính cạnh tranh với đối thủ
Cuộc chiến cạnh tranh trên thị trường bán hàng trên công nghệ ngày càng khốc liệt, nhưng nếu bạn biết tận dụng thời cơ này để sở hữu cho mình một website thương mại điện tử với giao diện dễ nhìn, độc đáo thì sẽ giúp thu hút nhiều khách hàng hơn.
Vì thế, bạn cần phải thiết lập một website thật độc đáo, mang đầy tính sáng tạo để khiến cho khách hàng ấn tượng, nhớ đến và lựa chọn sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang kinh doanh.
Quảng bá thương hiệu
Thời đại công nghệ số, người người nhà nhà đều sử dụng công nghệ kết nối Wifi/ Internet nên sẽ rất thuận lợi cho việc quảng bá thương hiệu không chỉ ở Việt Nam mà còn lan ra cả thị trường quốc tế.
Từ đó, việc thiết kế trang web thương mại điện tử sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng ngày một nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Điều kiện hoạt động thương mại điện tử
“Điều kiện hoạt động thương mại điện tử” mang phạm trù khá rộng. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết, điều kiện này được hiểu là điều kiện hoạt động của các website thương mại điện tử mà cụ thể hơn chính là điều kiện thiết lập website đối với các chủ sở hữu.
Kết luận:
Website thương mại điện tử là một kênh bán hàng hiệu quả giúp doanh nghiệp tiếp cận nhiều khách hàng hơn, tăng doanh số bán hàng và tiết kiệm chi phí.
Nếu bạn đang có ý định kinh doanh online, hãy xây dựng cho mình một website thương mại điện tử chuyên nghiệp để bắt đầu.